Danh từ là gì và phân loại Danh từ trong tiếng Việt

Tiếng Việt đa dạng và phong phú về các loại từ. Trong đó Danh từ được dùng khá phổ biến. Và bạn đã biết danh từ là gì cũng như phân loại về Danh từ chưa? Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây.

1. Danh từ là gì?

Danh từ là những từ dùng để gọi tên các sự vật, hiện tượng, khái niệm. Danh từ là một bộ phận của ngôn ngữ nên nó biến đổi và phát triển không ngừng để đáp ứng nhu cầu sử dụng của con người. Cùng với động từ và tính từ, danh từ là một trong những từ loại quen thuộc trong tiếng Việt. Chúng ta tiếp xúc và sử dụng danh từ hàng ngày, trong mọi lĩnh vực của đời sống để giao tiếp và trao đổi thông tin.

2. Phân loại danh từ

Danh từ riêng 

Danh từ riêng chỉ địa danh
Danh từ riêng chỉ địa danh                 

➤ Xem ngay: Tính từ trong tiếng Việt để hiểu hơn về tiếng Việt

Khái niệm

  • Danh từ riêng trong tiếng Việt là những từ dùng để chỉ tên người, tên địa danh, vùng đất, lãnh thổ, tôn giáo, phong trào, các tờ báo, các thời đại và tên gọi những ngày lễ, tết trong năm
  • Các danh từ riêng có thể là từ thuần Việt như Năm, Bông, Cám, Tấm, Thạch Sanh, Sọ Dừa,…cũng có thể là từ Hán Việt như Hải, Đức, Dũng, Hùng, Hoàng, Nguyệt, Nga,… hoặc là tên phiên âm từ các thứ tiếng nước ngoài (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga,…)

Quy tắc viết danh từ riêng

  • Các danh từ riêng để chỉ tên người, địa danh, vùng đất, lãnh thổ,…Chúng ta cần viết hoa Danh từ để phân biệt rõ với các từ khác trong câu.
  • Quy tắc viết danh từ riêng
    • Viết hoa tất cả các chữ đầu của âm tiết và không dùng dấu gạch nối với những từ danh từ riêng thuần Việt và Hán Việt.
    • Với những danh từ riêng là từ mượn của ngôn ngữ Ấn – Âu thường được phiên âm một cách trực tiếp (Jimmy, Heracles, Jonh, Kafka,…) hoặc phiên âm ra tiếng Việt và sử dụng dấu gạch nối giữa các tiếng (Dim-mi, Hê-ra-cu-lếch, Giôn, Káp-ka,…)

Danh từ chung

Danh từ chung là tất cả Danh từ còn lại
Danh từ chung là tất cả Danh từ còn lại

Khái niệm: Danh từ chung là tất cả những danh từ còn lại trong hệ thống tiếng Việt sau khi đã trừ đi danh từ riêng.

Phân loại: Có nhiều cách để phân chia danh từ chung nhưng phổ biến là phân chia theo cách cách: Phân chia theo ý nghĩa, phân chia theo cấu trúc và ý nghĩa của từ.

Kiểu danh từ Khái niệm Ví dụ
 

Danh từ chỉ sự vật

Danh từ cụ thế: sự vật mà con người có thể cảm nhận được bằng các giác quan. Nó bao gồm các danh từ chỉ sự vật, hiện tượng tự nhiên và hiện tượng xã hội Voi, chó, mèo, hươu cao cổ, vượn…
Danh từ chỉ khái niệm: sự vật là con người ta không thể cảm nhận bằng các giác quan mà chỉ tồn tại trong nhận thức và suy nghĩ của con người mà thôi.

+ Danh động từ: Những động từ kết hợp với các danh từ để tạo thành một danh từ mới

+ Danh tính từ: Những tính từ kết hợp với các danh từ dể chuyển loại của từ thành danh từ mới

+ Tư tưởng, hạnh phúc, niềm đau…

 

+ Sự giải phóng, cái ăn, lòng yêu nước, nỗi nhớ, niềm vui, nỗi buồn,…

+ Cái đẹp, sự trong trắng, tính sáng tạo, sự giản dị, tính cần cù,…

Danh từ chỉ vị trí – Những danh từ biểu thị địa điểm và hướng trong không gian.

– Chúng thường được kết hợp với nhau để xác định rõ vị trí của sự vật, địa điểm hay phương hướng

Bên trên, bên dưới, phía nam, phía bắc…
 

 

 

 

 

 

 

 

 

Danh từ chỉ đơn vị

Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên: chỉ rõ loại sự vật nên còn được gọi là danh từ chỉ loại Con, cái, chiếc, tấm…
– Danh từ chỉ đơn vị đo lường: tính đếm các sự vật, hiện tượng, chất liệu,…

– Chúng có thể là

+ Những danh từ chỉ đơn vị đo lường chính xác do các nhà khoa học quy ước

+ Những danh từ chỉ mang tính tương đối do dân gian quy ước với nhau

 

 

 

+ yến, tạ, tấn, ki lô gam….

+ Nắm, gang, chùm, nải, miếng, bơ, thúng, thìa, mớ, bó,…

Danh từ chỉ đơn vị tập thể: dùng để tính các sự vật tồn tại dưới dạng tập thể, tổ hợp Cặp, đôi, bộ, bọn…
Danh từ chỉ đơn vị thời gian Giờ, phút, giây, tích tắc
Danh từ chỉ đơn vị hành chính, tổ chức Xóm, thôn, xã, huyện, thành phố, tình, nhóm, trường, tiểu đội,…

Qua bài viết này chắc hẳn chúng ta đã biết được Danh từ là gì cũng như phân loại chúng rồi. Thật đa dạng và thiết thực phải không nào?