Ngành Dược học bao nhiêu năm? Thời gian đào tạo ngành Dược
Là ngành học trọng điểm trong khối ngành Y Dược, ngành Dược thu hút nhiều thí sinh xét tuyển trong thời gian gần đây. Nếu bạn đang thắc mắc: Ngành Dược học bao nhiêu năm? Hãy tham khảo thời gian đào tạo ngành Dược qua bài viết dưới đây.
1. Giải đáp thắc mắc: Ngành Dược học bao nhiêu năm?
Cùng với những thông tin liên quan đến tuyển sinh, cơ hội nghề nghiệp hay mức lương, chương trình học,… thì ngành Dược học bao nhiêu năm là điều không chỉ các thí sinh mà cả các bậc phụ huynh cũng rất quan tâm. Bởi vì ngành Y Dược nói chung hay ngành Dược nói riêng được biết đến là những ngành nghề có thời gian đào tạo dài nhất trong tất cả các khối ngành hiện nay. Vậy thời gian đào tạo ngành Dược như thế nào?
Về vấn đề này, những chuyên gia tư vấn tuyển sinh giải đáp như sau: Thực tế, thời gian đào tạo ngành Dược không giống nhau, tùy theo vào trường, bậc đào tạo mà các em sẽ có thời gian học khác nhau. Chẳng hạn, thời gian học ngành Dược ở trường Đại học Dược Hà Nội là 5 năm, còn học ngành Dược ở trường Đại học Y Hà Nội là 6 năm, học ngành dược ở trường Cao Đẳng Y Dược Sài Gòn là 3 năm, trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch là 3 năm.
Tuy nhiên, thời gian đào tạo ngành Dược ở các bậc đại học đều có thời gian dài, đa số là 5 năm. Còn đối với các trường đào tạo hệ Cao đẳng, thời gian đào tạo ngắn hơn là 3 năm.
Bên cạnh đó, ngành Dược nói riêng được xem là một trong những ngành có thời gian đào tạo lâu nhất trong các khối ngành, lĩnh vực hiện nay. Không chỉ riêng ngành Dược ở Việt Nam có thời gian đào tạo dài, mà ngành Dược ở các nước khác đều có thời gian đào tạo lâu như vậy.
2. Tìm hiểu thời gian đào tạo ngành Dược
Thời gian đào tạo ngành Dược hệ Đại học
Ngành Dược hệ Đại học được đánh giá cao trong hệ thống đào tạo nhân lực Y tế. Đây cũng là ngành học có điểm chuẩn cao. Điều này chứng tỏ chất lượng đầu vào tốt và sự cạnh tranh cao ở ngành nghề này. Nó cũng cho thấy, sinh viên ngành Dược có thể tiếp nhận được khối lượng kiến thức khá lớn trong quá trình học.
Để tích lũy đủ những kiến thức mà chương trình học hệ Đại học cung cấp, sinh viên ngành Dược cần tới khoảng thời gian là 5 năm. Trong thời gian này, sinh viên sẽ được cung cấp kiến thức từ cơ bản tới chuyên sâu về ngành, đồng thời, được trang bị đầy đủ kĩ năng cần thiết của ngành Dược.
Thời gian đào tạo dài cũng nhằm đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực cho một ngành nghề có vai trò quan trọng trong cuộc sống có liên quan trực tiếp tới sức khỏe và tính mạng của con người.
Thời gian đào tạo ngành Dược hệ Cao đẳng
Bên cạnh hệ Đại học thì chương trình đào tạo ngành Dược hệ Cao đẳng cũng được nhiều thí sinh quan tâm, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi khối ngành Y Dược ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong hệ thống đào tạo nhân lực.
Thời gian đào tạo ngành Dược hệ Cao đẳng trong 3 năm. Ở hệ học này, khối lượng kiến thức ít chuyên sâu và trọng tâm hơn và có xu hướng thiên về thực hành nhiều hơn . Vì thế, thời gian đào tạo tại hệ Cao đẳng của ngành Dược ngắn hơn hệ Đại học. Trong quá trình đào tạo, sinh viên cũng được trang bị đầy đủ kiến thức và kĩ năng thuộc lĩnh vực Dược để có thể đáp ứng yêu cầu công việc của Dược sĩ Cao đẳng.
Thời gian đào tạo ngắn với khối lượng kiến thức ít hơn phù hợp với các bạn có lực học chưa thực sự xuất sắc, ngành Dược hệ Cao đẳng đang dần thu hút các thí sinh không kém các trường Đại học Dược.
>>> Xem ngay thông tin tuyển sinh Cao đẳng Dược Hà Nội năm 2019
Thời gian đào tạo ngành Dược hệ Trung cấp
Theo học ngành Dược tại hệ Trung cấp, sau 2 năm đến 3 năm bạn sẽ sở hữu tấm bằng tốt nghiệp Trung cấp. Với những người học đã tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc trường Bổ túc văn hóa, bạn chỉ cần học trong thời gian 2 năm. Trong trường hợp bạn đã tốt nghiệp Trung học cơ sở, thì bạn cần bổ sung thêm kiến thức văn hóa với thời gian đào tạo là 3 năm. Đây cũng là hướng đi thích hợp cho các bạn có lực học trung bình.
3. Dược sĩ làm công việc gì?
Sau khi hoàn thành thời gian đào tạo ngành Dược, tùy vào hệ học mà sinh viên tốt nghiệp có thể đảm nhận những vị trí công việc khác nhau. Cụ thể là:
Làm việc tại Bệnh viện: Dược sĩ lâm sàng chịu trách nhiệm cung ứng đảm bảo chất lượng thuốc cả về số lượng lẫn chất lượng, tham vấn với bác sĩ trong việc kê toa, cảnh báo tương tác, hướng dẫn dùng thuốc cho những đối tượng đặc biệt.
Làm việc tại cơ sở sản xuất: Dược sĩ sẽ nghiên cứu quy trình sản xuất, công thức, dạng bào chế, hoạt chất mới, theo dõi quy trình sản xuất, đảm bảo thuốc sản xuất ra đạt chất lượng, nuôi trồng, chiết xuất dược liệu,…
Làm việc tại các trường y dược: công tác tại khoa dược của các trường y dược với vai trò là giảng viên, kỹ thuật viên,…
Làm việc tại viện, trung tâm kiểm nghiệm: Dược sĩ có vai trò kiểm tra chất lượng thuốc, phát hiện thuốc giả, thuốc kém chất lượng,…
Tại cơ sở kinh doanh: Dược sĩ làm việc tại các cơ sở bán lẻ (Nhà thuốc), bán buôn (công ty phân phối) hay công ty nhập khẩu.
Trên đây là thông tin về thời gian đào tạo ngành Dược cũng như công việc của ngành sau tốt nghiệp. Bài viết hi vọng đã đem đến chia sẻ hữu ích cho bạn đọc.