Ứng dụng CNTT vào giảng dạy bộ môn Tiếng Anh ở cấp Trung học phổ thông
Công nghệ thông tin là một trong những thành tựu vô cùng to lớn trong cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật. Nó thâm nhập và chi phối tất cả các lĩnh vực từ giáo dục, đào tạo cho đến các hoạt động chính trị, xã hội, sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt trong lĩnh vực Giáo dục, nó được ứng dụng vào tất cả các môn học. Mức độ hiệu quả rõ rệt, chất lựơng giáo dục được nâng lên mọi mặt: lý thuyết và thực hành.
Việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong giảng dạy Tiếng Anh là một bước tiến quan trọng góp phần vào sự thành công của quá trình dạy, học của giáo viên và các em học sinh.
Tình hình ứng dụng CNTT trong việc đổi mới phương pháp dạy học
Những năm gần đây thì xu hướng đổi mới phương pháp dạy học trên cả nước trong đó có trường THPT và đã tạo ra được những kết quả nhất định. Cùng với phong trào đổi mới phương pháp dạy học , các trường luôn hành trang cho mình kiến thức đa dạng nội dung, thiết thực với cuộc sống hàng ngày và luôn cập nhật sự phát triển khoa học – công nghệ, nội dung bài giảng nằm trong khung chương trình mang tính trừu tượng cao.
Bên cạnh đó, thầy cô giáo không ngừng cố gắng, nắm bắt kịp thời các phương pháp dạy học mới: từ việc vận dụng, nêu vấn đề, phương pháp làm việc theo nhóm hiệu quả…, cho đến việc ứng dụng CNTT vào bài giảng dạy học làm cho tiêt học sinh động, thu hút được sự tham gia xây dựng bài tích cực của các em học sinh. Thực tế cho thấy rằng những bìa giảng có ứng dụng CNTT thì tiết học đó chất lượng cao hơn, khiến các em say mê, thích thú khi học tập.
Ứng dụng CNTT trong giảng dạy và học tập bộ môn Tiếng Anh
Thuận lợi từ việc ứng dụng CNTT vào việc giảng dạy bộ môn Tiếng Anh ở các trường THPT
– Hầu hết, các trường đã được trang bị cho mình khá đầy đủ cơ sở vật chất, máy móc phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học từ các phòng máy tính, thư viện, phòng đa chức năng …
– Sự quyết tâm cao, nỗ lực khiến về việc đổi mới phương pháp dạy học.
– Tổ chức và đào tạo các lớp học máy tính cho cán bộ giáo viên: Tin học cơ sở, tập luyện một số phần mềm cho giáo viên và tổ chức nhiều buổi tập huấn về ứng dụng phần mềm powerpoint để thiết kế bài giảng điện tử.
– Tổ chức các tiết dạy dự giờ ứng dụng CNTT, rất được nhiều cán bộ giáo viên nhiệt tình tham gia.
– Những gióa viên đã sử dụng thành thạo các phần mềm phục vụ cho việc giảng dạy thì bồi dưỡng nâng cao thêm ứng dụng CNTT vào dạy học.
– Được sự ủng hộ nhiệt từ từ mọi ban ngành, các em học sinh, đa số học sinh sẽ có hứng thú hơn khi giời học có ứng dụng CNTT.
– Một số ứng dụng CNTT vào dạy học được rất nhiều trường chọn lựa:
- Phần mềm dạy ngữ âm
- Phần mềm AUDACITY để cắt, ghi âm,…
- MCMIX là phần mềm để tạo ngân hàng đề
- Ứng dụng GOOGLE DRIVE để soạn thảo và lưu trữ cũng như chia sẻ tài liệu
Có nên ứng dụng CNTT vào giảng dạy bộ môn Tiếng Anh không?
Những hạn chế trong việc ứng dụng CNTT vào bộ môn Tiếng Anh
Về phía cán bộ giáo viên:
– Khá nhiều giáo viên vẫn còn lạ lẫm với phương pháp dạy mới, cũng không ít giáo viên ngại sử dụng CNTT do mất thời gian.
– Trong quá trình giảng dạy vẫn còn nặng về vấn đề hình thức, tính trình diễn. Nếu giáo viên không cách kết hợp các phương pháp dạy học khác thì đôi khi ứng dụng CNTT vào giảng dạy sẽ làm giảm sự giao tiếp giữa giáo viên và học sinh.
– Sử dụng một số thông tin, hình ảnh,đoạn phim ngăn thật sự không cần thiết phải bỏ ra quá nhiều thời gian.
– Trong quá trình dạy với bài giảng điện tử, một số giáo viên thao tác quá nhanh khiến học sinh không kịp ghi chép ảnh hưởng lớn đến khả năng tiếp thu kiến thức và mức độ hiểu bài không cao.
Về phía học sinh:
Theo nghiên cứu, hầu hết học sinh đều thích thú khi được học những giờ học có ứng dụng CNTT. Nhưng vẫn còn tồn tại một số vấn đề như sau:
– Một số em chưa thật sự thích nghi với phương pháp học hiện đại, chỉ thụ động ngồi nghe, xem và say sưa bình luận mà quên cả việc ghi chép bài.
– Nhiều em không biết lựa chọn nội dung chính để ghi, có khi còn có tình trạng ghi chậm hoặc không đầy đủ thông tin bài học.
Khi ứng dụng CNTT trong giảng dạy bộ môn Tiếng Anh sẽ làm cho bài giảng thêm sinh động, cuốn hút tinh thần học tập giúp các em học sinh yêu thích môn học hợn, thúc đẩy sự tương tác giữa người dạy và học.