duoc-si-moi-ra-truong-nen-lam-gi

Dược sĩ mới ra trường nên làm gì?

Dược sĩ mới ra trường nên làm gì? Hướng đi nào cho những sinh viên ngành dược trong tương lai là một câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Ngành dược tiềm năng ra sao?

Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Dược nhiều sinh viên phải đứng giữa nhiều băn khoăn trong việc làm gì và làm ở đâu.  Khi trở thành một dược sĩ, bạn có thể làm việc trong các bệnh viện, các trung tâm nghiên cứu và kiểm nghiệm dược phẩm, các công ty sản xuất thuốc của Nhà nước.

Dược sĩ mới ra trường nên làm gì?

Nghề Dược là một trong những nghề đa năng. Những người tài năng có thể trở thành giảng viên, kỹ thuật viên, trợ giảng trong các trường đào tạo ngành y, dược. Có thể làm được việc dược sĩ, kinh doanh, phiên dịch, giảng dạy, tư vấn và nơi làm việ cũng cực kì đa dạng. Cơ hội tìm việc làm của những sinh viên ngành dược sau khi tốt nghiệp rộng mở như ở các trường Đại học, Cao đẳng và Trường Trung cấp, các Viện Dịch tễ, Dược liệu, Kiểm nghiệm, Bệnh viện (công, tư), các Phòng, Sở Y tế, ác tổ chức phi chính phủ, tổ chức y tế quốc tế tại Việt Nam, các công ty sản xuất thuốc, phân phối Dươc phẩm nhà thuốc hay công ty của chính mình.

Các yếu tố cần có để theo học ngành Dược:

  • Tình yêu thương con người
  • Tính cẩn thận, tỉ mỉ
  • Thích nghiên cứu
  • Tính tuân thủ cao

Ngành dược hiện tại được đào tạo ở 3 cấp độ là Trung cấp, Cao đẳng dược TPHCM và Đại học. Sinh viên sẽ học về các mảng sau:
Nghiên cứu, bào chế, kiểm nghiệm thuốc

Dược Lâm Sàng.
Dược Cổ truyền.
Quản lý & Kinh tế Dược.
Công nghiệp Dược

Các công việc làm ngành dược cho sinh viên mới ra trường

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo Đại học, Cao đẳng,Trung cấp dược, sinh viên sẽ có thể tham gia vào nhiều công việc khác nhau tùy theo trình độ của mình như:

  • Công nhân dược: Là nhũng đối tượng làm việc tại các dây chuyền sản xuất và phân phối thuốc ở các công ty dược phẩm. Công nhân dược là người được đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp dược có thể là dược sĩ Cao đẳng.
  • Dược sĩ cao đẳng: Là người tốt nghiệp các trường Cao đẳng dược đảm nhiệm vai trò phụ tá, trợ lý cho các cử nhân dược hệ Đại học. Để có đủ điều kiện mở quầy thuốc tân dược, sinh viên cần đảm bảo có bằng dược sĩ Cao đẳng. Công việc là tư vấn sử dụng thuốc trong đơn vị công tác
  • Dược tá: là người làm ở việc bán thuốc ở các trạm y tế, lý cho dược sĩ cấp cao hơn. Đây có lẽ là vị trí mà nhiều người cảm thấy quen thuộc nhất.
  • Các vai trò quản lý, giám sát​: Quản lý  có lẽ là vị trí đáng mơ ước của sinh viên ngành dược. Là những người chịu trách nhiệm cho toàn bộ hoạt động liên quan đến hoạt động dược mà mỗi người trong ngành có thể đạt được.
  • Bào chế thuốc: Là những người trực tiếp tham gia vào công đoạn sản xuất thuốc, bào chế thuốc
  • Trình dược viên​: Trình dược viên là những người giúp đưa sản phẩm dược đến tay người tiêu dùng. Đây là một mắt xích quan trọng chịu trách nhiệm quảng cáo, tiếp thị sản phẩm là các cá nhân sử dụng đơn lẻ.
  • Cử nhân Dược hệ Đại học: Là người tốt nghiệp Đại học tham gia vào tất cả các khâu ngành dược như sản xuất, nghiên cứu, quản lý thuốc.
  • Làm việc tại các nhà máy sản xuất thuốc: tham mưu các cách bào chế thuốc để tăng hiệu quả, vận hành các máy móc trong xưởng sản xuất dược phẩm liên kết với bên nghiên cứu để cũng như thời gian bảo quản. Liên kết với bên kinh doanh để phân phối sản phẩm tốt nhất.
  • Nghiên cứu, bào chế và kiểm nghiệm thuốc đánh giá một sản phẩm thuốc xem có đủ tiêu chuẩn không để cấp giấy phép lưu hành ra thị trường. Nơi làm việc sẽ là các Viện Dược liệu, Viện Kiểm nghiệm thuốc, Viện Y học Cổ truyền, hoặc phòng ban nghiên cứu phát triển sản phẩm của 1 công ty Dược phẩm, tham gia nghiên cứu bào chế mới, nghiên cứu các phản ứng có hại của thuốc. Làm giảng viên ngay tại trường để tiện nghiên cứu khoa học
  • Nghiên cứu viên tiến hành các thử nghiệm lâm sàng: thử nghiệm lâm sàng, trên động vật rồi trên con người. Nếu các bước thử nghiệm lâm sàng thành công thì mới có thể được sản xuất hàng loạt ra thị trường.
  • Nghiên cứu viên tiến hành các thử nghiệm lâm sàng là mảng công việc khá mới ở Việt Nam và đang có xu hướng phát triển. ược sĩ Lâm sàng là hướng dẫn, tư vấn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, phối hợp cùng bác sĩ trong việc thiết kế danh mục thuốc trong Bệnh viên
  •  Dược sĩ Lâm sàng là một lĩnh vực đang rất được ưu tiên phát triển ở Việt Nam mặc dù trên thế giới đã phát triển rất lâu.
  • Dược sĩ là 1 lĩnh vực rất quan trọng vì tại VN cho thấy rất nhiều ca bệnh dùng nhầm thuốc gây hậu quả không tốt đến sức khoẻ và hồi phục của người bệnh.
  • Dược sĩ có thể làm việc ở các bệnh viện, phòng khám, nhà thuốc, chuyên tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc cho gia đình. Các bạn có tính cách trội sẽ hứng thú khi làm các công việc này.
  • Dược sĩ nhà thuốc: làm việc ở trong bệnh viện hay các chuỗi nhà thuốc công việc là tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc thuốc theo toa bác sĩ.
  • Trình dược viên, phân phối thuốc đến người dùng như bác sĩ, nhà thuốc, bệnh nhân. Trình Dược Viên là 1 nghề hay vì kiếm tiền nhanh và cần có khả năng giao tiếp tốt. Các hãng dược phẩm sẽ đào tạo về chuyên môn Trình dược viên để đáp ứng việc giới thiệu thuốc và rất nhiều kỹ năng về sales, marketing.
  • Marketing Dược: người làm Marketing là những người hỗ trợ cho TDV như thực hiện các chiến dịch truyền thông – quảng cáo. Là những người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng: nhà thuốc, bác sĩ phụ trách các công việc sự kiện thu hút và gìn giữ khách hàng về với sản phẩm.
  • Sẽ là 1 lợi thế cực kỳ lớn nếu bạn có kiến thức và kỹ năng tốt về Marketing.
  • Kinh doanh riêng: có Chứng chỉ hành nghề Y Dược, bạn có thể mở nhà thuốc hoặc công t
  • Bộ phận quản lý Dược: sẽ làm việc ở các bộ phận liên quan đến quản lý về thuốc Đấu thầu thuốc, Quản lý Chất lượng thuốc kiểm nghiệm thuốc rồi gửi về các phòng này, chịu trách nhiệm đảm bảo các loại thuốc có chất lượng được lưu thông trên thị trường.