cách học thuộc bảng tuần hoàn

Mách bạn cách học thuộc bảng tuần hoàn hóa học nhanh nhất

Với bất cứ môn học nào cũng cần có những phương pháp học tập và ghi nhớ để đem lại kết quả tốt nhất. Các bạn hãy cùng tham khảo một số cách học thuộc bảng tuần hoàn và hóa trị các nguyên tố dưới đây nhé.

Bảng tuần hoàn, tên đầy đủ là Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, còn được biết với tên gọi Bảng tuần hoàn Mendeleev. Đây là một phương pháp liệt kê các nguyên tố hóa học thành dạng bảng, dựa trên số hiệu nguyên tử (số proton trong hạt nhân), cấu hình electron và các tính chất hóa học tuần hoàn của chúng. Các nguyên tố được biểu diễn theo trật tự số hiệu nguyên tử tăng dần, thường liệt kê cùng với ký hiệu hóa học trong mỗi ô. Dạng tiêu chuẩn của bảng gồm các nguyên tố được sắp xếp thành 18 cột và 7 dòng, với hai dòng kép nằm riêng nằm bên dưới cùng.

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là phương pháp dạng bảng hiển thị các nguyên tố hóa học do nhà hóa học Dimitri Mendeleev người Nga phát minh vào năm 1869. Bố cục của bảng tuần hoàn hóa học ngày nay đã được tinh chỉnh và mở rộng dần theo thời gian khi có nhiều nguyên tố mới được phát hiện sau đó. Tuy nhiên, các hình thức cơ bản vẫn khá giống với thiết kế ban đầu của Mendeleev.

cách học thuộc bảng tuần hoàn

Cách học thuộc bảng tuần hoàn hóa học nhanh nhất

Cách học thuộc bảng tuần hoàn hóa học và hóa trị các nguyên tố theo liên kết

Cách thứ 1:

Nhóm IA: Hai, Li, Nào, Không, Rót, Cà, Fê (H,Li,Na,K,Rb,Cs,Fr)

Nhóm IIA: Banh, Miệng, Cá, Sấu, Bẻ, Răng (Be,Mg,Ca,Sr,Ba,Ra)

Nhóm IIIA: Bố, Ai, Gáy, Inh, Tai (B,Al,Ga,In,Tl)

Nhóm IV: Chú, Sỉ, Gọi em, Sang nhắm, Phở bò (C,Si,Ge,Sn,Pb)

Nhóm V: Nhà, Phương, Ăn, Sống, Bí (N,P,As,Sb,Bi)

Nhóm VI: Ông, Say, Sỉn, Té, Pò (O,S,Se,Te,Po)

Nhóm VII: Phải, Chi, Bé, Yêu, Anh (F,Cl,Br,I,At)

Nhóm VIII: Hằng , Nga , Ăn , Khúc , Xương , Rồng (He,Ne,Ar,Kr,Xe,Rn)

Cách thứ 2:

Nhóm IA: Lính nào không rượu cà phê

Nhóm IIA: Bé Mang Cá Sang Bà Rán

Nhóm IIIA: Cô Sinh Ghé Sang Phố

Nhóm IV: Ông Say Sưa Táp Phở

Nhóm V: Fải Có Bánh Ít Ăn

Nhóm VI: Hè Này Anh Không Xuống Ruộng

Cách học thuộc bảng tuần hoàn bằng bài ca hóa trị 

Kali, Iôt, Hiđro

Natri với bạc, Clo một loài

Là hóa trị 1 bạn ơi

Nhớ ghi cho rõ kẻo rồi phân vân

Magiê, chì, Kẽm, thủy ngân

Canxi, Đồng ấy cũng gần Bari

Cuối cùng thêm chú Oxi

Hóa trị 2 ấy có gì khó khăn

Bác Nhôm hóa trị 3 lần

Ghi sâu trí nhớ khi cần có ngay

Cacbon, Silic này đây

Là hóa trị 4 không ngày nào quên

Sắt kia kể cũng quen tên

2, 3 lên xuống thật phiền lắm thôi

Nitơ rắc rối nhất đời

1, 2, 3, 4 khi thời thứ 5

Lưu huỳnh lắm lúc chơi khăm

Xuống 2, lên 51 khi nằm thứ 4

Photpho nói tới không dư

Nếu ai hỏi đến thì hừ rằng 5

Em ơi cố gắng học chăm

Bài ca hóa trị suốt năm rất cần

Ngoài học thuộc hóa trị, có bạn cũng đưa ra những cách học thuộc nguyên tố, ví dụ như cách học thuộc bảng tuần hoàn 20 nguyên tố đầu là: Hoàng – Hôn – Lặng – Biển – Bắc – Có – Nắng ở – Phương – Nam – Nàng – Mang – Áo – Sang – Phố – Sửa – Cho – Anh – Không – Cần.

Có rất nhiều mẹo học thuộc bảng tuần hoàn thú vị và hiệu quả khác được nhiều thế hệ học sinh chia sẻ. Một điểm chung của tất cả các cách học đó chính là ghép nối thành câu có nghĩa và hài hước thì càng tốt. 

cách học thuộc bảng tuần hoàn

Cách học thuộc bảng tuần hoàn hóa học nhanh nhất

Cách áp dụng bảng tuần hoàn hóa học vào giải bài tập

Để đạt được kết quả cao trong học tập, ngoài việc nắm chắc kiến thức lý thuyết thì bạn cần phải biết cách vận dụng vào giải các bài tập cụ thể. Dưới đây là một số bí quyết giúp bạn học tốt môn hóa học sau khi đã thuộc lòng bảng tuần hoàn. Vận dụng kiến thức đã học trong bảng tuần hoàn để trả lời câu hỏi hay làm bài tập là một phương pháp học tập vô cùng hiệu quả. Muốn học giỏi môn hóa bạn phải biết cách học và ghi nhớ một cách chọn lọc, logic, bởi môn hóa học vẹt là rất khó nhớ, học phải hiểu.

Bài tập nắm được cách gọi tên các chất (một chất có thể nhiều cách gọi tên: tên thông thường, tên quốc tế) của một nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn. Dưới đây là quy trình bốn bước giúp bạn xử lý dạng bài tập này.

Thuộc lòng lý tính: Đầu tiên, bạn cần phải chú ý ghi nhớ trạng thái (rắn, lỏng , khí), màu sắc, tính tan, mùi, vị, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy… của các chất hóa học.

Hiểu về cấu tạo: Nắm được đặc điểm cấu tạo của từng loại hợp chất, liên kết trong phân tử của nó và viết được công thức cấu tạo cho từng loại hợp.

Nhớ rõ hóa tính: Dựa vào đặc điểm cấu tạo để suy ra các tính chất cơ bản. Từ hóa tính của chất tiêu biểu, suy nghĩ để khái quát lên tính chất chung cho loại hợp chất đó. Lưu ý, với những chất tiêu biểu, khi học hóa tính bạn cần nhớ kỹ loại chất đó có thể cho những loại phản ứng nào, tác dụng được với các loại chất nào như thế mới có thể nhớ lâu và học tốt môn hóa.

Cách điều chế: Bạn cần biết được phương pháp chung điều chế các loại hợp chất. Với mỗi loại hợp chất cụ thể, ngoài các phương pháp chung thì cần xem nó còn có những phương pháp riêng nào để điều chế. Phải nhớ được tên nguyên liệu điều chế các chất.

Tổng hợp