IPC trong ngành Dược là gì? Các công việc của IPC là gì?

IPC trong ngành Dược là gì? Vai trò của IPC trong ngành Dược như thế nào? Các bạn có thể tham khảo thông tin trong bài viết sau đây để giải đáp những thắc mắc này.

IPC trong ngành Dược là gì?

IPC chính là từ viết tắt của Inter Process Communication, có nghĩa là “Đảm bảo chất lượng”. Khâu này cực kỳ quan trọng trong quá trình nghiên cứu, sản xuất và đưa dược phẩm đến với tay người tiêu dùng.

IPC trong ngành Dược là gì?
IPC trong ngành Dược là gì?

Xem thêm:

Đảm bảo chất lượng Dược phẩm tốt nhất đến tay người tiêu dùng chính là nghĩa vụ và trách nhiệm của người Dược sĩ. Những loại thuốc được lưu hành trên thị trường đều phải đảm bảo chất lượng và an toàn cho người bệnh, các loại thuốc tây, thuốc đông y, thuốc tân dược,… đều phải đảm bảo chất lượng, hạn sử dụng in rõ ràng, thành phần thuốc tốt.

IPC trong ngành Dược rất quan trọng, khi sản xuất bất kỳ một loại Dược phẩm nào cũng cần quan tâm đến quá trình sản xuất và nghiên cứu để đảm bảo chất lượng lượng tốt nhất của sản phẩm trước khi đến tay người dùng.

Các kỹ năng cần có để trở thành người “đảm bảo chất lượng”

Là một người đảm bảo chất lượng trong ngành Dược bạn cần trang bị những kỹ năng cần thiết để đảm bảo việc nghiên cứu và sản xuất đảm bảo chất lượng tốt nhất:

  • Bạn cần am hiểu về các loại Dược liệu và công dụng của từng loại để đưa vào nghiên cứu đảm bảo sản phẩm tốt và có lợi cho sức khỏe con người.
  • Kỹ năng tin học văn phòng rất quan trọng, bạn cần thành thạo những kỹ năng cơ bản để có thể hoàn thành công việc hiệu quả nhất.
  • Bạn cần có khả năng đọc hiểu và dịch các tài liệu tiếng Anh, bởi hầu hết các tài liệu và các Dược liệu đều có tên tiếng Anh, bạn cần hiểu rõ thông tin và dịch chúng ra.
  • Bạn phải là người năng động và chịu được áp lực tốt trong công việc bởi để tạo ra được những sản phẩm Dược liệu là không hề dễ dàng. Để đối mặt với nhưng công việc này bạn sẽ phải chịu áp lực rất lớn, để gắn bó với công việc lâu dài bạn cần phải tìm cách đối mặt với nó để đạt được kết quả tốt nhất cho công việc.
  • Bạn cần trung thực, có trách nhiệm với những sản phẩm mà bản thân tạo ra để đảm bảo chất lượng tốt nhất khi đến tay người tiêu dùng.

Các công việc của IPC là gì?

+ Tham gia các hoạt động kiểm tra việc tuân thủ theo đúng GMP (tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt) của doanh nghiệp sản xuất Dược phẩm.

+ Là người lấy mẫu bán thành phẩm để kiểm định chất lượng đã tuân thủ đúng với tiêu chuẩn thực hành sản xuất (GMP) hay chưa.

Các công việc của IPC là gì?
Các công việc của IPC là gì?

+ Là người kiểm định chất lượng theo các chỉ tiêu kiểm định đã đặt ra trong quá trình sản xuất và nghiên cứu Dược phẩm.

+ Kiểm soát, kiểm tra kỹ lưỡng tất cả các công đoạn sản xuất để tạo ra một Dược phẩm đảm bảo chất lượng của thành phẩm sau khi sản xuất.

+ Là người lấy mẫu bán thành phẩm gửi đến phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm.

+ Thường xuyên ghi chép công việc mình đã làm vào sổ tay để làm tư liệu cho bản thân sau này đó sẽ là những tài liệu để bạn báo cáo và làm đánh giá về đảm bảo chất lượng của Dược phẩm.

+ Trong quá trình bạn giám sát việc thực hiện sản xuất Dược phẩm, nếu phát hiện có điểm bất thường và sự không phù hợp thì bạn cần báo ngay với cấp trên để giải quyết vấn đề ngay lập tức.

+ Chịu trách nhiệm với các công việc được phân công, thực hiện việc kiểm tra thường xuyên việc bảo quản nguyên liệu, bao bì và thành phẩm đạt chuẩn theo đúng quy chuẩn được pháp luật quy định. Đảm bảo chất lượng tốt nhất với Dược phẩm được sản xuất ra và cung cấp trên thị trường.

+ Bạn cần giám sát việc xử lý các vật liệu, thành phẩm, các dược phẩm bị lỗi và hỏng, không đảm bảo chất lượng cho người dùng và báo cáo lại với cấp trên.

+ Bạn là người giám sát quy trình sản xuất, điều kiện sản xuất và vệ sinh trong quá trình sản xuất để đảm bảo chất lượng cho sản phẩm được sản xuất ra và lưu hành trên thị trường.

Qua bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về IPC trong ngành Dược là gì? Hy vọng những thông tin trên của bài viết sẽ hữu ích đối với các bạn đọc.