Ông tổ ngành Dược ở Việt Nam và phương Tây là ai?

Ngành Dược đóng vai trò quan trọng trong nền Y học của nhân loại. Vậy ông tổ ngành Dược là ai? Hãy đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết hơn về ông tổ ngành Dược trên thế giới và Việt Nam.

Ông tổ ngành Dược ở Việt Nam là ai?

Đại danh y Thiền sư Tuệ Tĩnh là người đã đặt nền móng trong việc xây dựng nên y học cổ truyền của nước ta. Tên thật ông là Nguyễn Bá Tĩnh, biệt hiệu là Tráng Tử Vô Dật quê ở làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thái, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng (nay là tỉnh Hải Dương).

Từ nhỏ ông đã được các sư tại chùa Hải Triều và chùa Giao Thủy nuôi ăn học. Năm 22 tuổi, lương y Tĩnh thi đậu Thái học sinh dưới triều Trần Dụ Tông nhưng không làm quan mà lại đi tu tại chùa lấy pháp danh là Tuệ Tĩnh. Trong thời gian đi tu ông chuyên nghiên cứu y học cổ truyền, bốc thuốc chưa bệnh cứu người.

Ông tổ ngành Dược ở Việt Nam là ai?
Ông tổ ngành Dược ở Việt Nam là ai?

Xem thêm:

Ông trồng những loại cây thuốc, sưu tầm kinh nghiệm chữa bệnh trong dân gian, huấn luyện y học cho các tăng đồ, ông đã tổng hợp các kiến thức về y học cổ truyền trong bộ sách “Nam Dược Thần Hiệu”. Ông có bộ “Hồng Nghĩa Giác Tư Y Thư” (2 quyển) biên soạn bằng quốc âm, trong đó có bản thảo 500 vị thuốc nam, viết bằng thơ Nôm Đường luật và bài “Phú thuốc Nam” 630 vị cũng bằng chữ Nôm.

Năm 55 tuổi, Lương Y Tuệ Tĩnh bị đưa đi cống cho triều đình nhà Minh. Sang Trung Quốc, ông vẫn nghiên cứu thuốc chữa bệnh và nổi tiếng, được vua Minh phong là Đại y Thiền sư. Sau này, ông qua đời tại Giang Nam nhưng không rõ năm nào.

Ông đã nghiên cứu ra nhiều phương pháp khác nhau để chữa bệnh mà không cần đến thuốc như: châm, chích, chườm, bóp, xoa, ăn, uống, hơ, xông, v.v. Ông luôn tuyên truyền và phê phán những tư tương dị đoan, cúng bái mà không tin vào thuốc.

Lương Y Tuệ Tĩnh còn luôn quan tâm đến đời sống của người dân thời bấy giờ. Cụ thể như: Truyền bá phương pháp vệ sinh, tổ chức cơ sở chữa bệnh trong nhà chùa và trong làng xóm. Trong 30 năm hoạt động ở nông thôn, Tuệ Tĩnh đã xây dựng 24 ngôi chùa, biến các chùa này thành y xá chữa bệnh. Ông luôn luôn nhắc nhở mọi người chú ý nguyên nhân gây bệnh, khuyến khích mọi người tìm biện pháp phòng bệnh tích cực.

Ông tổ ngành Dược ở phương Tây

Ông tổ ngành Y Hippocrates là người sáng lập nên Y học hiện đại, ở thời đại này y học vẫn gắn liền với tôn giáo và bệnh tật, người dân bị bệnh thường sẽ được chữa  bệnh bằng những hiện tượng siêu nhiên huyền bí. Nhưng Hippocrates bác bỏ những quan niệm này và cho rằng mỗi bệnh tật đều có nguyên nhân riêng, điều này đã khiến ông trở thành người đầu tiên xem y học là ngành khoa học.

Chữa bệnh phải dựa trên cơ sở các quan sát và nghiên cứu cơ thể con người, cũng như tin tưởng rằng bệnh tật là do nguyên nhân có thể tìm hiểu được mà không phải do sức mạnh siêu nhiên hoặc do người bệnh đã dám có ý nghĩ tội lỗi hay báng bổ thần thánh trong thời đó.

Ông là người sáng lập nên Trường Y học Hippocrates (Hippocratic School of Medicine). Các và bài giảng và tư tưởng Y khoa của ông được tập hợp thành bộ sách “Tập Sao lục của Hippocrates” (Corpus Hippocraticum) bao gồm 60 tác phẩm về nhiều lĩnh vực Y khoa gồm chẩn đoán, dịch tễ học, sản khoa, nhi khoa, dinh dưỡng và phẫu thuật. Chế độ ăn uống lành mạnh và tập luyện thể thao là một phương thức hữu hiệu cho hầu hết các bệnh tật. Ông đã làm và hướng dẫn cho sinh viên làm các thí nghiệm trên các loài động vật để so sánh với con người, nhưng tuyệt đối không làm thí nghiệm trên người đã mất.

“Lời thề Hippocrates” là một tài liệu quen thuộc về thực hành và đạo đức, đó là lời tuyên thệ của các bác sĩ khi bước vào nghề, được coi là chuẩn mực của y đức. Lời thề này được các sinh viên Y khoa đọc và nguyện làm theo trong lễ tốt nghiệp.

Nguyên văn lời thề Hippocrates như sau:

“Tôi xin thề trước Apollon Thần Chữa bệnh, trước Aesculapius Thần Y học, trước Thần Hygieia và Panacea, và trước sự chứng giám của tất cả các nam nữ thiên thần, là tôi sẽ đem hết sức lực và khả năng để làm trọn lời thề và lời cam kết sau đây:

– Tôi sẽ coi các thầy học của tôi ngang hàng với các bậc thân sinh ra tôi. Tôi sẽ chia sẻ với các vị đó của cải của tôi, và khi cần tôi sẽ đáp ứng những nhu cầu của các vị đó. Tôi sẽ coi con của thầy như anh em ruột thịt của tôi, và nếu họ muốn học nghề y thì tôi sẽ dạy cho họ không lấy tiền công mà cũng không giấu nghề. Tôi sẽ truyền đạt cho họ những nguyên lý, những bài học truyền miệng và tất cả vốn hiểu biết của tôi cho các con tôi, các con của các thầy dạy tôi và cho tất cả các môn đệ cùng gắn bó bởi một lời cam kết và một lời thề đúng với Y luật mà không truyền cho một ai khác.

– Tôi sẽ chỉ dẫn mọi chế độ có lợi cho người bệnh tùy theo khả năng và sự phán đoán của tôi, tôi sẽ tránh mọi điều xấu và bất công.

– Tôi sẽ không trao thuốc độc cho bất kỳ ai, kể cả khi họ yêu cầu và cũng không tự mình gợi ý cho họ; cũng như vậy, tôi cũng sẽ không trao cho bất cứ người phụ nữ nào những thuốc gây sẩy thai. Tôi suốt đời hành nghề trong sự vô tư và thân thiết.

– Tôi sẽ không thực hiện những phẫu thuật cắt sỏi mà dành công việc đó cho những người chuyên.

– Dù vào bất cứ nhà nào, tôi cũng chỉ vì lợi ích của người bệnh, tránh mọi hành vi xấu xa, cố ý và đồi bại nhất là tránh cám dỗ phụ nữ và thiếu niên tự do hay nô lệ.

– Dù tôi có nhìn hoặc nghe thấy gì trong xã hội, trong và cả ngoài lúc hành nghề của tôi, tôi sẽ xin im lặng trước những điều không bao giờ cần để lộ ra và coi sự kín đáo trong trường hợp đó như một nghĩa vụ.

– Nếu tôi làm trọn lời thề này và không có gì vi phạm tôi sẽ được hưởng một cuộc sống sung sướng và sẽ được hành nghề trong sự quý trọng mãi mãi của mọi người. Nếu tôi vi phạm lời thề này hay tôi tự phản bội, thì tôi sẽ phải chịu một số phận khổ sở và ngược lại.

Trên đây là những thông tin về ông tổ ngành Dược tại Việt Nam và phương Tây mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng, những thông tin vừa rồi là hữu ích đối với bạn.